Bệnh tiểu đường sẽ tiến triển nhanh và gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường nếu người bệnh không thực hiện một chế độ ăn uống khoa học. Bữa sáng là bữa ăn chính, cung cấp năng lượng cho một ngày dài, quan trọng nhất đối với con người và đặc biệt là những người bệnh bị tiểu đường. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách làm ngũ cốc ăn sáng cho người tiểu đường.
Điều gì xảy ra nếu người tiểu đường bỏ bữa sáng
Nhiều người bị tiểu đường cho rằng ăn càng ít càng tốt, lượng đường trong máu càng hạ nên họ thường bỏ qua bữa sáng. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể nhanh đói, và bữa trưa sẽ ăn nhiều hơn dẫn đến cơ thể bị thừa năng lượng, tích mỡ, gây nên tình trạng béo phì. Và béo phì là nguyên nhân thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nhanh, các biến chứng xuất hiện sớm hơn, gây khó khăn trong điều trị.
Bỏ bữa sáng sẽ dẫn đến tăng kháng Insulin. Đây là hormon giúp duy trì nồng độ đường máu trong giới hạn an toàn. Thiếu hụt hay rối loạn insulin là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Insulin được tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng. Nếu bỏ bữa sáng sẽ làm đảo lộn nhịp bài tiết, gây rối loạn tiết insulin, khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn, nguy hiểm hơn. Như vậy có thể thấy bữa sáng rất quan trọng đối với người bị tiểu đường. Người bệnh cần đảm bảo ăn sáng đầy đủ, khoa học để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Tầm quan trọng của ngũ cốc ăn sáng cho người tiểu đường
Ngũ cốc là thực phẩm rất giàu protein, chất xơ và đặc biệt lượng đường trong các hạt ngũ cốc rất thấp. Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể và không làm tăng cao đường huyết, người bệnh tiểu đường nên dùng nhiều vào bữa sáng để tránh tình trạng mệt mỏi.
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong ngũ cốc ngăn hấp thu đường, kéo dài thời gian tiêu hóa, tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn sáng bằng ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng đường huyết, tăng khả năng dự trữ năng lượng cho người bệnh.
Trong ngũ cốc còn có rất nhiều các vitamin như vitamin A, D, D3, B6…, các axit amin, các khoáng chất… rất thích hợp với người tiểu đường.
Cách làm ngũ cốc ăn sáng cho người tiểu đường
Nguyên liệu
- Các loại hạt ngũ cốc nguyên vỏ (trong lớp vỏ cám chứa rất nhiều chất xơ)như: đậu xanh, đậu nành, đậu đen (xanh lòng), đậu đỏ
- Hạt chia, gạo lứt, yến mạch
Cách làm
Với các hạt họ đậu: bạn rửa thật sạch đất cát, bụi bẩn bám ngoài vỏ, loại bỏ những hạt bị sâu, hư hỏng. Sau đó ngâm hạt trong 6 tiếng ( ngâm riêng từng loại hạt) để làm một số khoáng chất trong hạt được phân giải, đồng thời loại bỏ dư lượng các chất chống ẩm, chống mối mọt trong hạt. Vớt ra, phơi chỗ có nắng nhẹ.
Rang hạt. Mỗi loại hạt có kích thước, thời gian chín khác nhau, bạn phải rang riêng từng loại. Rang đến khi vỏ bên ngoài chuyển màu sẫm và có mùi thơm là được. Chú ý để lửa nhỏ và đảo đều tay để hạt được chín đều.
Cuối cùng là xay hạt thật mịn. Trộn đều các loại hạt với nhau. Bảo quản trong lọ đã được rửa sạch, sấy khô để dùng dần nhé. Bạn nên làm lượng vừa đủ dùng trong một tháng để tránh hạt bị mất dưỡng chất, mùi thơm khi để lâu quá nhé.
Người bị tiểu đường lưu ý không dùng bột ngũ cốc với đường, sữa đặc… Thay vào đó, nên ăn kèm với sữa tươi không đường.
Như vậy với một ly ngũ cốc ăn sáng cho người tiểu đường là bạn đã cung cấp đủ năng lượng cho một ngày khỏe mạnh rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bột ngũ cốc Namiso dành cho bệnh nhân tiểu đường. Tham khảo chi tiết sản phẩm:
- Bột Ngũ Cốc Dinh Dưỡng 29 Vị Truyền Thống Namiso
- Bột Ngũ Cốc Dinh Dưỡng Hỗ Trợ Tăng Cân Namiso
- Bột Ngũ Cốc Vị Socola Namiso – Hộp 500g